BÁO CÁO
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024
Căn cứ Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 29/12/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi về thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn huyện;
Căn cứ Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 29/12/2022 của UBND huyện Ân Thi về việc triển khai Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số huyện Ân Thi;
Thực hiện Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 22/3/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi về việc kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn huyện
UBND xã Hồ Tùng Mậu báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn xã như sau:
I. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện
1. UBND xã Hồ Tùng Mậu đã chỉ đạo cán bộ đầu mối, cán bộ chuyên môn tham mưu thực hiện và ban hành những văn bản:
- Ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND về thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn xã Hồ Tùng Mậu năm 2024
- Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 12/01/2024 về kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã Hồ Tùng Mậu năm 2024.
- Thông báo số 01/TB-BCĐ ngày 12/01/2024 về phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã Hồ Tùng Mậu
- Ban hành Quy chế số 01/QC-BCĐ ngày 12/01/2024 về quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã.
- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 19/01/2024 về phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2024.
- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 19/01/2024 về Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn 2030.
- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 28/02/2024 về tuyên truyền phát triển kinh tế xã hội, Cải cách hành chính và chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới xã Hồ Tùng Mậu năm 2024.
- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 11/3/2024 về tuyên chuyền việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã Hồ Tùng Mậu năm 2024.
2. Chỉ đạo cán bộ phụ trách tham mưu UBND xã, BCĐ chuyển đổi số xã hoàn thiện nội dung phân công các bộ phân chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo Phụ lục III mà UBND huyện, BCĐ huyện hướng dẫn.
3. Định kỳ hàng tuần giao ban công tác của UBND xã nồng ghép nội dung báo cáo tiến độ thực hiện chuyển đổi số, chính quyền điện tử, cải cách thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số, chính quyền điện tử.
II. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số
- Về phát triển chính quyền số
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống băng rộng cáp quang đã phủ toàn địa bàn xã do các nhà mạng VNPT, VIETTEL. Hệ thống camera an ninh tại nơi công cộng đã được khảo sát và đang trong thời gian xây dựng kế hoạch lắp đặt để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho nhân dân. Các địa điểm sinh hoạt văn hóa tập trung như nhà văn hóa thôn chưa có điều kiện lắp đặt thiết bị phát sóng wifi công cộng.
- Tình hình hoạt động của Bộ phận một cửa: Thực hiện tiếp nhận hồ sơ của công dân qua cổng dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân kích hoạt định danh điện tử, nộp lệ phí, phí qua hình thức thanh toán online.
- Tỷ lệ dịch vụ công dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ: 100%
- Tình hình giải quyết TTHC: Số lượng hồ sơ tiếp nhận: 614 hồ sơ, trong đó trực tuyến: 606 hồ sơ, trực tiếp: 0 hồ sơ, kỳ trước chuyển sang là 8 hồ sơ; số lượng hồ sơ đã giải quyết 584 hồ sơ, trong đó trước hạn 584, đúng hạn 0, quá hạn 0 ;tổng số hồ sơ giải quyết của DVCTT một phần 584 hồ sơ
- Tỷ lệ số hóa hồ sơ: Số hóa thành phần hồ sơ đạt 99,7%, số hóa kết quả giải quyết TTHC đạt 100%.
- Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến: 100%
- Tỷ lệ các văn bản trao đổi giữa cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử: Tỷ lệ văn bản ký số cá nhân/ tổng số văn bản ký số của cơ quan; 75%
- Tình hình hoạt động của Trang Thông tin điện tử: Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 05/3/2024 về việc thành lập Ban biên tập, Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 05/3/2024 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban biên tập.
- UBND xã đã ký hợp đồng nâng cấp Trang Thông tin điện tử đáp ứng Nghị định số 42/2022/NĐ-CP và Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng số tin bài đươc đăng trên Trang ông tin điện tử là 150 tin bài. Chuyển đổi số được xây dựng chuyên mục riêng và được đăng tải đầy đủ và Văn bản của UBND xã đã ban hành về thực hiện chuyển đổi số.
- Tỷ lệ hồ sơ công việc trên phần mệm quản lý văn bản và điều hành công việc qua mạng: Công tác chỉ đạo, giao nhiệm vụ được thực hiện trên phần mềm quản lý văn bản đạt 100%. Bộ phận chuyên môn thực hiện phản hồi văn bản được thực hiện thường xuyên và đi vào nề lếp. Việc thực hiện công việc trên phần mềm quản lý văn bản tích hợp chữ ký số đã thúc đẩy tiến độ công việc hiệu quả hơn, thời gian giải quyết thủ tục được rút ngắn thuận lợi cho cán bộ và nhân dân.
- Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho chuyển đổi số, CNTT: Đầu năm UBND xã đã xây dựng Dự toán Ngân sách cho công tác chuyển đổi số và giao cho Kế toán xã theo dõi cân đối. Trong 6 tháng đầu năm UBND đã sử dụng nguồn ngân sách như sau: Nâng cấp Trang Thông tin điện tử của xã 27 triệu, nâng cấp Đài truyền thành xã 10 triệu. Chi tài liệu chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2 tr. Chi mua phần mềm diệt virút máy tính của UBND xã 2 triệu.
- Đài truyền thanh của xã mới được đầu tư nâng cấp, có đầy đủ các thiết bị đảm bảo các quy định về truyền thanh. Mỗi thôn đều có hệ thống loa truyền thanh riêng để chuyển tiếp thông tin của xã và thông tin riêng của thôn.
2. Về phát triển kinh tế số
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, tuyên truyền về phát triển kinh tế số trên địa bàn: Ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND về thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn xã Hồ Tùng Mậu năm 2024; Thông báo số 01/TB-BCĐ ngày 12/01/2024 về phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã Hồ Tùng Mậu; Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 28/02/2024 về tuyên truyền phát triển kinh tế xã hội, Cải cách hành chính và chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới xã Hồ Tùng Mậu năm 2024; Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 11/3/2024 về tuyên chuyền việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã Hồ Tùng Mậu năm 2024.
- Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn xã: 24 doanh nghiêp; số doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn sử dụng nền tảng số là 24 doanh nghiệp; tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chương trình chuyển đổi số 24 doanh nghiệp; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử 18 doanh nghiệp.
- Xây dựng và đẩy mạnh môi trường thương mại điện tử: Đẩy mạnh triển khai kinh tế số, phát triển cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử cho hộ gia đình, nâng cao đời sống vật chất cho người dân, thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa theo cách làm truyền thống, giúp cho hộ gia đình ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số
- Xây dựng phổ cập thanh toán điện tử: Đẩy mạnh triển khai và ứng dụng thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong trong thực hiện thủ tục hành chính đạt 100%, trong thanh toán bảo hiểm, viện phí, học phí, thuế, thanh toán tiền điện, tiền nước và các dịch vụ ngân hàng đạt trên 80%
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực ưu tiên:
+ Nông nghiệp: Tiếp tục phối hợp với phòng Nông nghiêp huyện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tham gia sàn giao dịch điện tử nông sản Hưng Yên, đưa các sản phẩm OCOP của xã lên sàn giao dịch điện tử nông sản Hưng Yên;
+ Ngân hàng: Phối hợp với ngân hàng mở tài khoản cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hưu trí,… và hỗ trợ hướng dẫn người dân dùng tài khoản để thanh toán các giao dịch dân sự
3. Về phát triển xã hội số
- Việc phổ cập kỹ năng số, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân sử dụng hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, tham gia các nền tảng học trực tuyến do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trên Trang Thông tin điện tử của xã, đài truyền thành xã và lồng ghép trong các cuộc họp của thôn, xã, tổ chức các cuộc họp chuyên đề về chuyển đổi số.
- Phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong việc hướng dẫn người dân sử dụng các kỹ năng số cơ bản: Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn xã, trọng tâm là công tác làm sạch dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công tác cấp CCCD, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, công tác giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến.
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực ưu tiên: Chuyển đổi số tại xã được tập trung ưu tiên chú trọng trong thời gian qua 2 lĩnh vực y tế và giáo dục
+ Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục: trong công tác giảng dạy của nhà trường được đầu tư trang bị hệ thống máy chiếu và âm thanh trợ giảng tạo điều kiện cho giáo viên truyền tải nội dung tối ưu hơn cho học sinh. Nội dung giảng dạy cũng được nhà trường 3 cấp đầu tư, thiết kế phù hợp với yêu cầu hiện nay. Tổ chức cài đặt các ứng dụng vnEdu Teacher, vnEdu Connect để hỗ trợ giáo viên, phụ huynh cập nhật thông tin, tương tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế: Đã chuẩn số hóa hồ sơ y bạ đối với trẻ em khi tiêm vắc xin, việc truy xuất lịch sử tiêm chủng được đồng bộ từ trung ương đến địa phương giúp công tác theo dõi chăm sóc sức khỏe cho trẻ đảm bảo. Trạm y tế xã đã tuyên truyền nhân dân sử dụng sổ sức khỏe trực tuyến giúp cán bộ y tế và nhân dân có thể theo dõi quá trình khám chữa bệnh, tiêm chủng, điều trị.
- Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh: 88,7%
- Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet: 89%
- Tỷ lệ dân sốcó tài khoản định danh điện tử: 90%
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại các ngân hàng: 95%
4. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng
- Việc ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh mạng: UBND xã đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 19/01/2024 về phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2024; đã xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin và triển khai đầy đủ phương án đảm bảo ATTT theo Nghị định 85/2016/NĐ-CP.
- Công tác đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn xã cũng được quan tâm thực hiện và bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích cực, như: triển khai 100% lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể sử dụng chứng thư số chuyên dùng; 95% thiết bị sử dụng phần mềm hệ điều hành bản quyền; 100% máy tính được triển khai sử dụng phần mềm diệt viruts; ban hành các quy chế, quy định bảo đảm an toàn thông tin; thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng...
III. Đánh giá chung
- Kết quả đạt được
- Các ban, ngành, đoàn thể của UBND xã đã triển khai có hiệu quả phần mềm một cửa điện tử, phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức, công dân; triển khai cung cấp dịch vụ công cấp xã đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 3,4
- Việc triển khai chữ ký số trong hoạt động trao đổi thông tin giữa UBND xã với các cơ quan hữu đã đem lại những kết quả tích cực, giảm chi phí góp phần hiện đại hóa nền hành chính công.
2. Khó khăn, hạn chế
- Cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số còn hạn chế: hệ thống máy tính các bộ phận chuyển môn của UBND xã đã xuống cấp, máy hoạt động yếu; các thiết bị hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Năng lực chuyên môn về chuyển đổi số của cán bộ, công chức cần được tập huấn, nâng cao hơn nữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xã chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT.
- Hạ tầng thông tin, an ninh mạng còn chưa đảm bảo. Kết nối băng thông dữ liệu còn chưa ổn định, thiết bị kết nối còn chưa đồng bộ.
- Việc thu thập thông tin thống kê lĩnh vực liên ngành như: thuế, ngân hàng, thương mại điện tử, … còn gặp nhiều hạn chế khi đề nghị truy cập thông tin cần thiết phục vụ chuyển đổi số.
3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế
- Cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số còn hạn chế
- Xã chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT.
- Hệ thống mạng và đường truyền giải quyết thủ tục hành chính trên dịch vụ công còn chậm, còn bị treo.
IV. Đề xuất, kiến nghị
UBND xã Hồ Tùng Mậu đề nghị UBND huyện xem xét, có biện pháp hỗ trợ công tác đầu tư hạ tầng số, các điều kiện máy, thiết bị cần thiết để phục vụ tốt công tác chuyển đổi số.
Hệ thống mạng và đường truyền giải quyết thủ tục hành chính trên dịch vụ công còn chậm, nhiều thủ tục của công dân không truy cập vào được. Đề nghị UBND huyện có giải pháp mở rộng băng tần, tăng tốc độ đường truyền để hồ sơ của công dân được xử lý trên dịch vụ công đảm bảo tiến độ.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn xã Hồ Tùng Mậu trong 6 tháng đầu năm 2024, UBND xã báo cáo để UBND huyện, Ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện nắm được./.